Nhà thông minh đến năm 2025 như rồng bay nên.
Lĩnh vực Smart House giàu tiềm năng đang thu hút nhiều nguồn đầu tư rót vốn phát triển mạnh. Với tốc độ tăng trưởng 25%/năm trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến đến năm 2025, tổng doanh thu thị trường smart home Việt Nam đạt 449,1 triệu USD. Với khoảng 10,5% hộ gia đình trang bị Nhà thông minh, Việt Nam trở thành thị trường smart home đứng thứ 28 trên toàn cầu.
Cánh cửa lớn smart home
Tỷ phú Mỹ Bill Gates được xem là người đi đầu cho “phong trào” làm smart home. Từ hàng chục năm trước, khách đến ngôi nhà trị giá 125 triệu USD của ông được gắn “kim găm điện tử” ghi nhớ các sở thích của khách. Khách đi tham quan đến đâu sẽ tự động bật điều hòa, phát nhạc, xem phim… Cùng với sự xuất hiện của các bộn phim khoa học về các ngôi nhà thông minh hiện đại thì việc ngôi nhà biết suy nghĩ là không còn xa nữa.
Từ đó, xu hướng smart home lan rộng, không chỉ là một nhu cầu, mà còn trở thành ngành kinh doanh rất “hot”. Các đại gia công nghệ như Microsoft, Apple, Google, Samsung… đã tỏ ra sốt sắng với xu hướng này bằng một loạt vụ thâu tóm. Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của Hãng, Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng nhà thông minh HomeKit….
Quy mô thị trường smart home toàn cầu dự kiến tăng từ 77,3 tỷ USD năm 2020 lên 141 tỷ USD vào năm 2023 và đạt tới 175,7 tỷ USD vào năm 2025. Số lượng smart home được dự báo tăng mạnh và vượt mốc 300 triệu USD vào năm 2023.
Tại Việt Nam, theo dự báo của Statista (Đức), thị trường smart home sẽ đạt doanh thu 225,3 triệu USD vào năm 2021 và 330,4 triệu USD vào năm 2022. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất, những số liệu này đã có sự thay đổi, vì những ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19. Cụ thể, doanh thu smart home tại thị trường Việt Nam được dự đoán đạt 183,9 triệu USD vào năm 2021 và 251 triệu USD vào năm 2022. Tuy không cao so với dự kiến nhưng với tốc đọ phát triển chóng mặt này đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp rót vốn vào. Với tốc độ tăng trưởng 25%/năm trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến đến năm 2025, tổng doanh thu thị trường smart home Việt Nam đạt 449,1 triệu USD. Với khoảng 10,5% hộ gia đình trang bị smart home, Việt Nam trở thành thị trường smart home đứng thứ 28 trên toàn cầu.
Còn theo thống kê của BKAV, một doanh nghiệp cung ứng sản phẩm smart home tại thị trường Việt Nam, số lượng nhà lắp đặt thiết bị thông minh đơn lẻ năm 2018 là 500.000 hộ, tăng 33,4% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng đạt 65,2%/năm. Thị trường smart home trong nước dự đoán chạm mốc 330 triệu USD vào năm 2022.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tỷ lệ phổ cập Internet và smartphone rất cao, công nghệ 5G, cùng với thu nhập giới trung lưu có xu hướng trải nghiệm công nghệ cao đã khiến thị trường smart home trở nên nóng bỏng. Hàng loạt hãng cung cấp giải pháp smart home nước ngoài đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, như Simon, Siemen, Schneider, Hager và Legrand (Pháp); Smartg4, WattStopper, TIS Smart Home và Crestron (Mỹ); My Home của Hãng Bticino (Italy), Kawa, Broadlink, Bluetech, Xiaomi, Aqara (Trung Quốc)… Các nhà cung cấp Việt Nam cũng không kém cạnh, với Bkav Smart Home, Lumi, Acis, E - Smart Home, Gamma…
Theo ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav, chính từ việc đọc, xem thông tin về biệt thự smart home của Bill Gates đã gợi mở ý tưởng, giúp Bkav xây dựng giải pháp smart home từ năm 2004.
“Với nhu cầu ngày càng cao và sự bùng nổ của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT)…, smart home sẽ sớm bùng nổ trong tương lai gần. Đây là cơ hội cho các nhà phát triển công nghệ Việt Nam, vốn đi trước 2 - 3 năm so với các hãng công nghệ lớn khác của thế giới trong lĩnh vực này”, đại diện Bkav cho biết.
Còn ông Nguyễn Đức Tài, CEO Smart Home Lumi thì cho biết, điểm hạn chế lớn nhất của các sản phẩm smart home Việt Nam chính là quan niệm của khách hàng, bởi nhiều người không tin vào công nghệ Việt. Nhưng trên thực tế, smart home của Việt Nam không thua kém, thậm chí vượt trội về công nghệ, với giá thành rẻ hơn các nhà cung cấp nước ngoài.
Hiện tại, giá thành smart home cho căn hộ nhà riêng vào khoảng 30 - 50 triệu đồng và khoảng 200 triệu đồng cho biệt thự. Trong khi đó, các sản phẩm smart home nước ngoài cung cấp có giá 400-700 triệu đồng/căn.
Hàng loạt doanh nghiệp Việt chen chân gia nhập thị trường Nhà thông minh
Thị trường smart home đang bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam. Quy mô, nhu cầu ngày càng lớn đã biến smart home từ một thị trường ngách thành một hướng phát triển mới. Sự hấp dẫn của thị trường đã kéo theo việc hàng loạt “ông lớn” công nghệ nhảy vào khai phá.
Gầm đây nhất, VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) trình làng sản phẩm giải pháp Vsmart Smarthome. Sản phẩm này do đội ngũ kỹ sư VinSmart nghiên cứu phát triển cả phần cứng và phần mềm quản lý; đồng thời hợp tác cùng Pininfarina (Italy) - hãng thiết kế công nghiệp hàng đầu thế giới. Giải pháp Vsmart Smarthome cho phép chủ nhân điều khiển hệ thống đèn điện, điều hòa, tivi, bình nóng lạnh, rèm cửa… bằng smartphone và giọng nói. VinSmart cũng cho ra mắt hàng loạt sản phẩm trong hệ sinh thái smarthome, như máy lọc không khí, công tắc, cảm biến, điều hòa, bóng đèn, smart TV...
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup phụ trách Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart cho biết: “Đây là sản phẩm mới nhất trong hành trình hiện thực hóa hệ sinh thái công nghệ Vsmart, gồm thành phố thông minh (smart city), nhà thông minh (smart home), dịch vụ số (smart services).
Một doanh nghiệp công nghệ khác là Appota cũng đang nhảy vào lĩnh vực smart home. Sản phẩm đầu tiên đã bán ra thị trường là khóa thông minh AppotaLock.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, phụ trách Dự án AppotaHome nhận định, các sản phẩm trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sẽ đa dạng, gồm đèn, bộ điều khiển trung tâm gateway, camera, thiết bị cảm biến... Hai sản phẩm đầu tiên đến với người tiêu dùng sẽ là khóa cửa thông minh AppotaLock và khoá vân tay đa năng AppotaHome AM.
Trong khi đó, một ông lớn công nghệ khác là VNPT Technology (thuộc VNPT) cũng đang trong hành trình hoàn thiện bộ giải pháp ONE Home, phát triển trên nền tảng ONE IoT của VNPT Technology. Giải pháp có thể kết nối mọi thiết bị, từ các loại cảm biến (phát hiện khói, khí gas, chuyển động…), hệ thống chiếu sáng, đến các thiết bị thông minh, trợ lý ảo cùng nhiều thiết bị khác (điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động, điều khiển bằng giọng nói…).
Đại diện VNPT Technology cho biết, thị trường smart home Việt Nam hiện nay vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ Việt. Ngoài bán các sản phẩm phần cứng như camera, trung tâm điều khiển, cảm biến, máy lọc không khí, khóa thông minh…, các doanh nghiệp còn khai thác ổn định chi phí vận hành khác. Khả năng khai thác hệ sinh thái của smart home là rất lớn ở thị trường có hàng chục triệu khách hàng.
Smart home của Bkav, Lumi đã xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới trong 10 năm gần đây. Thị trường smart home cũng xuất hiện hàng loạt tên tuổi mới từ nước ngoài. Thời gian tới, rất có thể sẽ có một cuộc thư hùng bùng nổ ở phân khúc nhà thông minh.