Giải pháp điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói

Home là thiết bị đóng vai trò như trợ lý ảo và kết nối ngôi nhà thông minh mới được Google ra mắt. Với một thiết kế tinh xảo, và nhẹ nhàng như một đồ vật gia dụng nhưng lại có quyền năng vô cùng lớn vì Home có thể kết nối với các thiết bị điều khiển nhà thông minh hiện có thông qua wifi. Những tính năng và khả năng cơ bản của Google Home sẽ được mình trình bày trong bài trên tay này. Nói là khả năng bởi vì Google Home có thể nghe và hiểu được các lệnh mà chúng ta đưa ra cho nó.



Thiết kế

Google Home có thiết kế rất cơ bản và đơn giản. So với Amazon Echo thì nó nhỏ hơn ngắn hơn, cũng đơn giản hơn. Phía trên của Home được làm từ nhựa nhám màu trắng và phần dưới làm từ vật liệu như vải bọc, phần này có thể tùy biến màu sắc, Google có đưa ra một vài lựa chọn cho chúng ta khi mua.

 Ở bên trên đỉnh của Home có hai microphone và bề mặt này là cảm ứng. Khi lướt tay trên đó sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh âm lượng của Home, tất cả sẽ được báo bằng đèn nhiều màu. Phía sau là một nút để bật/tắt hai microphone bên trên cũng như logo của Google. Còn ở dưới đáy là cổng nguồn, nó dùng điện từ 110-240V. Cả phần bên dưới là loa và âm lượng khá lớn, đảm bảo rằng nó sẽ là một chiếc loa nghe nhạc cho căn phòng.

Google Home sẽ được kết nối và quản lý bằng một app cho iOS và Android có tên Home. Từ đây bạn có thể tìm hiểu về trợ lý, quản lý các dịch vụ kết nối với Home.

Trợ lý trong ngôi nhà

Hãy hình dung như này, Google Home là một cô giúp việc thông thái trong nhà bạn, bạn hỏi cô ta về các thông tin, nhờ nhắc lịch hẹn, nhờ gọi dậy vào buổi sáng, nhờ tắt/bật đèn, nhờ mở nhạc... Chỉ với một cục hình trụ này, cắm vào ổ điện và kết nối tới smartphone là bạn đã có tất cả. Với tính năng là trợ lý, Home có thể tra cứu thông tin trên Internet và trả lời nhanh và chính xác cho bạn, một tính năng rất hay đó là nhờ nó dịch ngôn ngữ cho bạn. Ví dụ bạn không biết xin chào trong tiếng Lào là gì thì Google Home sẽ giúp bạn làm việc đó ;)

Đang tải tren_tay_google_home_tinhte.vn-10.jpg… ​
Dĩ nhiên bạn phải nói với em ấy bằng tiếng Anh, nói rõ và chính xác thì em ấy sẽ hiểu. Sẽ có hai microphone phía trên Google Home cho phép nó nghe lệnh từ bạn, Google có nói rằng hai mic này đảm bảo bạn ở bất cứ đâu trong phòng thì cũng có thể ra lệnh cho Home. Có một nút ở phía sau để tắt mic này đi, tức là Home sẽ không nghe lệnh từ chúng ta nữa, đảm bảo mục đích riêng tư vì mọi dữ liệu nó nghe được sẽ đi lên máy chủ Google. Tuy nhiên, không phải Home nghe mọi lúc mà bạn phải bắt đầu câu lệnh đó bằng "OK Google" hoặc "Hey Google" thì nó mới bắt đầu lắng nghe bạn nói.

Trợ lý này sẽ tìm mọi thông tin mà bạn hỏi nó hoặc nhờ đặt báo thức, lịch hẹn. Do không có giao diện đồ họa mà tất cả chỉ là giọng nói nên các lệnh hoặc tính năng của Home sẽ hạn chế và không đa dạng như Google Assistant trên smartphone Android. Mình thích nhất là hỏi ngôn ngữ các nước rồi Home nói cho mình nghe bằng giọng của nước đó, rất thú vị.

Nếu có Chromecast trong nhà thì bạn cũng có thể kết nối nó với Home để điều khiển TV. Bạn hoàn toàn có thể nhờ Home bật một video trên TV mà không phải động tay động chân.

Kết nối các thiết bị từ hãng thứ 3

Không chỉ làm việc với các dịch vụ Google mà Home còn hỗ trợ kết nối với những sản phẩm của bên thứ 3. Ví dụ nếu bạn dùng bóng đèn LED thông minh của Philips thì có thể kết nối nó với Home, khi đó bạn sẽ ra lệnh cho Home bật/tắt đèn bằng giọng nói. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn khá ít các dịch vụ mà có thể sử dụng với Home. Cũng giống như đèn thì bạn còn có thể kết nối thiết bị quản lý nhiệt độ trong nhà với Home. Dĩ nhiên là bạn sẽ phải ra lệnh bằng tiếng Anh.

Một chiếc loa nghe nhạc

Bạn đừng vội mừng là mua Home về để nghe nhạc như bao loa Bluetooth khác. Nó không thể kết nối Bluetooth tới bất kỳ nguồn phát nào để nghe nhạc mà sẽ phải sử dụng từ các dịch vụ stream nhạc trực tuyến như Google Play Music, Spotify, Pandora, YouTube Music, iHeartRadio... Và một điều đáng buồn là tất cả những dịch vụ đó đều chưa hỗ trợ Việt Nam, mình có thử thì không dịch vụ nào hoạt động cả. Vì vậy việc dùng Home làm loa nghe nhạc ở Việt Nam là không thể!

Đang tải tren_tay_google_home_tinhte.vn-3.jpg… ​
Nếu bạn có chromecast thì có thể kết nối và nghe nhạc với Home tuy nhiên mình chưa thử nghiệm thực tế được. Có một tính năng khá hay là nếu mỗi phòng trong nhà có một chiếc Home thì bạn hoàn toàn có thể mở một bài nhạc cho các phòng đó từ thiết bị này.

Kết luận

Với những tính năng đó thì việc sử dụng Google Home ở Việt Nam là khá hạn chế. Bạn gần như chẳng thể làm gì với nó cả ngoại trừ vài câu hỏi tiếng Anh vui vẻ. Nếu bạn nào đã có Home và có khám phá ra tính năng hữu ích của nó tại Việt Nam thì chia sẻ trong bài viết này để anh em được biết nhé.

Mình mượn chiếc Home này của Lumi, một đơn vị phát triển nhà thông minh của Việt Nam. Hy vọng họ sẽ làm được gì với Home, biết đâu họ sẽ phát triển một thiết bị giống Home nhưng có thể nghe và hiểu tiếng Việt, có thể điều khiển các thiết bị điện trong ngôi nhà thì sao :D.

Ý kiến của bạn

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *